Nguyên nhân Tranh_chấp_lao_động

Quan hệ lao động là quan hệ mang bản chất dân sự. Bản chất dân sự thể hiện ở chỗ quan hệ lao động phát sinh, thay đổi, chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận giữa các chủ thể. Đây là quan hệ mua bán "hàng hóa" sức lao động nên người lao động khi giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận các điều khoản cụ thể về quyền, nghĩa vụ như công việc, mức lương, địa điểm làm việc… và về phía người sử dụng lao động cũng có quyền thỏa thuận các quyền, nghĩa vụ như quyền điều hành,luân chuyển người lao động, ban hành nội quy lao động, xử lý kỉ luật người lao động…

Trong quá trình tồn tại và phát triển của quan hệ lao động thì tranh chấp xảy ra giữa các bên về quyền, lợi là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường thì người sử dụng lao động thường hướng đến lợi nhuận tối đa, cố gắng cắt giảm chi phí từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động. Từ đó đặt ra yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động một cách có hiệu quả để duy trì hài hòa quan hệ lao động, cân bằng lợi ích giữa các bên, bảo đảm ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định nền kinh tế.